Đồng là gì? Tính chất, nguyên tố và phân loại kim loại đồng

Kim loại đồng được dùng nhiều trong các hoạt động sản xuất và đời sống. Đây là nguyên tố hóa học có tính chất vật lý, hóa học đặc trưng. Ngoài ra, đồng cũng có nhiều loại với những đặc điểm riêng, phù hợp với từng ứng dụng thực tế khác nhau. Chúng tôi sẽ giúp quý khách tìm hiểu chi tiết “Đồng là gì? Tính chất, nguyên tố và phân loại kim loại đồng” qua chia sẻ dưới đây!

Đồng là gì?

Không ít người tìm hiểu đồng là gì? Đây là nguyên tố hóa học được kí hiệu trong bảng tuần hoàn nguyên tố là Cu với số nguyên từ 29. kim loại đồng có màu cam, đỏ hoặc nâu đặc trưng với tính dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt rất tốt. Hiện nay đồng có nhiều loại khác nhau và được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng sản xuất và đời sống linh hoạt.

Đồng là gì?
Đồng là gì?

Hóa trị của đồng trong hóa học

Khi tìm hiểu về đồng hóa học bạn sẽ thấy, số oxi hóa (hóa trị) của kim loại này là +2 hoặc +1. Tuy nhiên, hóa trị +2 được tìm thấy phổ biến hơn. nhất là trong hợp chất với Monkim. Ví dụ như: Cu (II) hay CuCl2. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy, đồng cũng có hóa trị +3 hoặc +4. Tuy nhiên, các hóa trị này xuất hiện ở trong những hợp chất không phổ biến của đồng.

Hóa trị của đồng trong hóa học
Hóa trị của đồng trong hóa học

Tính chất của đồng

Các tính chất của đồng đặc trưng cả về vật lý và hóa học. Đây cũng là điểm giúp nhận biết và lựa chọn kim loại này cho các ứng dụng thực tế. Cụ thể như sau:

Tính chất vật lý

Đồng có các tính chất vật lý đặc trưng gồm:

  • Khối lượng riêng của kim loại này là 8,98g/cm3.
  • Đồng có màu đỏ đặc trưng. Đặc biệt, khi kim loại này tiếp xúc không khí sẽ chuyển sang đỏ cam hoặc nâu.
  • Có độ dẻo cao, dễ dát mỏng thành sợi.
  • Đồng có khả năng dẫn điện rất cao, chỉ sau bạc. Khả năng dẫn điện có thể giảm nếu pha trộn tạp chất.
  • Điểm nóng chảy ở mức 1083 độ C.
  • Đồng có hiệu quả chống ăn mòn rất tốt.
  • Kim loại này còn có tính hàn cao nên thường được chọn để ứng dụng trong các ngành nghề gia công.
Tính chất vật lý
Tính chất vật lý

Tính chất hóa học

Nguyên tố đồng có tính khử yếu, nhất là khi so sánh với các kim loại như: Manganese, Iron,… Ngoài ra, kim loại này có khả năng tác dụng với dung dịch muối, acid và phi kim. Cụ thể như:

  • Tác dụng với phi kim: Đồng có thể tác dụng với rất nhiều phi kim như Br2, Cl2, S,… Ngoài ra, khi đồng được đun nóng ở nhiệt độ cao từ 800 – 1000 độ C sẽ tạo thành Copper(II) oxide với màu đỏ (CuO + Cu -> Cu2O).
  • Tác dụng với acid: Đồng không phản ứng với các acid như H2SO4 dạng loãng hay HCl,… Tuy nhiên, khi có thêm oxygen thì đồng sẽ có phản ứng với acid HCl. Ngoài ra, kim loại này cũng có tác dụng với H2SO4 và HNO3 dạng đặc.
  • Tác dụng với muối: Đồng có khả năng khử các ion kim loại đứng sau nó khi ở trong dung dịch muối và tạo ra muối Cu (II) cùng với kim loại mới.
Tính chất hóa học
Tính chất hóa học

Phân loại đồng hiện nay

Khi tìm hiểu đồng là gì sẽ thấy kim loại này trên thị trường được chia thành các loại khác nhau. Mỗi loại đồng sẽ có những đặc trưng riêng về tính chất, hiệu quả ứng dụng,… cụ thể như:

Đồng đỏ

Đồng đỏ là đồng nguyên chất. Loại đồng này có màu đỏ rất đặc trưng với tính thẩm mỹ cao, độ bền trung bình và chống ăn mòn tốt. Đồng đỏ có tính dẻo, dát mỏng dễ dàng và được tạo ra từ phương pháp nhiệt phân. Loại đồng này có những loại như: đồng điện cực, đồng cây tròn ruột đặc, đồng thanh cái, đồng lá dạng cuộn, đồng tấm, ống đồng,…

Đồng đỏ
Đồng đỏ

Đồng vàng

Đồng vàng có màu vàng đặc trưng và còn được gọi với tên phổ biến là đồng thau. Loại đồng này là hợp kim đồng (55%) và kẽm cùng các kim loại khác (45%). Đồng vàng có tính dẻo, rất dễ định hình giống với đồng đỏ nhưng độ cứng cao hơn.

Trên thị trường hiện nay, đồng vàng có giá thành khá rẻ, thường được dùng nhiều trong chế tác đồ mỹ nghệ, thủ công,…Đồng vàng ngoài thành phần đồng và kẽm còn có thể bổ sung thêm nhôm. silicon, chì… Tỷ lệ thành phần thay đổi sẽ khiến cho tính chất của hợp kim này thay đổi theo.

Đồng vàng
Đồng vàng

Đồng đen

Loại đồng này được gọi với tên khác là Ô kim. Loại đồng này có tên tiếng anh là Bronze. Đồng đen là hợp kim của đồng cùng các kim loại quý như: thiếc, vàng, bạc,… Kim loại này màu đen đặc trưng, dễ đúc, độ cứng cao, trọng lượng nhẹ và chống oxy hóa tốt hơn các loại đồng khác.

Đây là kim loại rất quý hiếm với các đặc điểm rất khác biệt như: không bị chìm trong nước, đổi màu liên tục khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, quan niệm dân gian cho rằng, đồng  đen có thể dùng để chữa bệnh như: trị thương hàn, trúng gió hay trừ tà ma,… Loại đồng này có giá trị kinh tế rất cao nhưng việc xác định giá còn tùy theo tỷ lệ pha trộn của đồng với các thành phần kim loại khác.

Đồng đen
Đồng đen

Đồng lạnh

Đồng lạnh là loại đồng này rất quý hiếm, dẫn nhiệt kém và có khả năng nguội lạnh rất nhanh sau khi nung nóng. Màu sắc đồng lạnh không cố định mà thay đổi theo thời gian và môi trường. So với các loại đồng khác thì khối lượng của kim loại này nặng hơn 3 – 4 lần. Bề mặt của đồng lạnh xù xì hơn, không có độ sáng bóng như đồng thông thường do quá trình oxy hóa.

Đồng lạnh
Đồng lạnh

Loại đồng này thuộc vào dạng khó tìm và quý hiếm bậc nhất hiện nay. Bởi đây là kết quả pha trộn giữa đồng nguyên chất với những kim loại khác nằm sâu dưới lòng đất trong hàng trăm năm. Đa số đồng lạnh được tìm thấy là đồ thờ, lư đồng, bàn là cổ,.. được tìm thấy trong quá trình các nhà khoa học khai quật các di sản, lăng mộ,…

Hợp kim đồng

Không ít người vẫn thắc mắc hợp kim đồng là gì. Đây là sự kết hợp giữa đồng và những kim loại khác như: kẽm, Niken, vàng,… Tỷ lệ pha trộn của đồng và các kim loại khác nhau sẽ tạo ra hợp kim đồng có các đặc trưng và tính chất không giống nhau. Hiệu quả ứng dụng trong thực tế cũng có sự khác biệt.

Hợp kim đồng
Hợp kim đồng

Hợp kim đồng có rất nhiều loại như: đồng thiếc (Bronze), đồng vàng (brass, la tông) hay hợp kim đồng Niken,…. Hiện nay, các hợp kim từ đồng đang có ứng dụng rất phổ biến ở nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau.

Ứng dụng của đồng trong sản xuất

Kim loại đồng hiện được ứng dụng rất phổ biến trong các hoạt động sản xuất khác nhau. Hầu hết các lĩnh vực đều có sự tham gia của kim loại này. Điển hình như:

  • Điện và điện tử: Với đặc tính dẫn điện tốt nên đồng được dùng trong sản xuất dây cáp, dây điện, các bộ phận điện tử, ống dẫn nhiệt,…
  • Sản xuất đồ gia dụng: Đồng được dùng trong sản xuất xoong nồi, ấm đun nước, vòi sen, ống hút, nồi cơm điện, máy lạnh, máy sưởi,…
  • Sản xuất ô tô: Nhiều bộ phận trên ô tô có sự tham gia của nguyên tố đồng như ống dẫn nhiệt, đồng hồ đo, bộ phận làm mát hay mạch điện,…
  • Xây dựng và kiến trúc: Đặc tính thẩm mỹ cao và chống ăn mòn của đồng thích hợp ứng dụng trong sản xuất ống nước, ống nhiệt, đường ống, mái đồng, tấm đồng hay những phụ kiện trang trí công trình kiến trúc, xây dựng,…
  • Sản xuất thiết bị y tế: Đồng có tính kháng khuẩn tự nhiên nên được dùng để sản xuất mặt nạ, dụng cụ y tế,… với tính an toàn rất cao.
  • Sản xuất thiết bị năng lượng: Ứng dụng của đồng được biết đến trong sản xuất pin mặt trời hay các bộ phận, thiết bị dùng để lưu trữ năng lượng,…
Ứng dụng của đồng trong sản xuất
Ứng dụng của đồng trong sản xuất

Trên đây là thông tin Phế Liệu VN tổng hợp giúp quý khách biết được đồng là gì và đặc tính của kim loại này. Sau khi sử dụng, đồng cũng là phế liệu có giá thu mua cao với khả năng tái chế rất đa dạng.